Phần 11: Mã nguồn mở và tính năng các loại board ARDUINO thông dụng

No Comments

Trong chương này bạn sẽ:

  • Biết làm thế nào để xây dựng mạch Arduino của bạn trên một bảng mạch trắng
  • Khám phá các tính năng và lợi ích của một loạt bảng tương thích Arduino
  • Tìm hiểu phần cứng mã nguồn mở.

Chúng tôi sẽ chia thiết kế Arduino thành nhóm các phần, và sau đó bạn sẽ xây dựng mạch Arduino của riêng bạn trên một bảng mạch trắng. Việc xây dựng mạch của bạn có thể tiết kiệm chi phí cho bạn, đặc biệt là khi bạn đang làm việc với các dự án và các nguyên mẫu thay đổi. Bạn cũng sẽ tìm hiểu về một số thành phần và sơ đồ mạch điện mới. Sau đó chúng ta sẽ khám phá những cách để tải các bản phác lên Arduino tự chế của bạn mà không yêu cầu thêm phần cứng mở rộng. Cuối cùng, chúng ta sẽ kiểm tra các lựa chọn thay thế phổ biến hơn cho Arduino Uno và khám phá các điểm khác nhau của chúng.

Project #37: Tạo bảng mạch trắng Arduino của bạn ( Test board)

Khi các dự án và thử nghiệm của bạn tăng lên về độ phức tạp hay số lượng, chi phí mua các bảng mạch Arduino cho mỗi nhiệm vụ có thể dễ dàng vượt mức chi tiêu của các bạn, đặc biệt nếu bạn muốn làm việc đồng thời trên nhiều dự án một lúc. Tại điểm này, tích hợp sơ đồ mạch điện của bảng mạch Arduino vào dự án của bạn bằng cách xây dựng một mạch Arduino trên bảng mạch trắng sau đó bạn có thể mở rộng cho dự án cụ thể của bạn sẽ rẻ hơn và dễ thực hiện hơn. Nó sẽ có giá thấp hơn khoảng 10$ trong các bộ phận để tái tạo mạch Arduino cơ bản trên một bảng mạch trắng (bản thân nó có thể tái sử dụng nhiều lần nếu bạn không quá khó khăn). Dễ dàng hơn để làm riêng cho bạn nếu dự án của bạn có nhiều mạch bên ngoài, bởi vì nó tiết kiệm việc bạn chạy nhiều dây từ Arduino tới bảng mạch trắng.

Phần cứng:     

Để dựng một Arduino cơ bản ở mức tối thiểu, bạn cần các phần cứng như sau:

  • Một bảng mạch trắng
  • Vài dây kết nối
  • Một điều chỉnh điện áp tuyến tính 7805
  • Một tinh thể dao động 16 MHz (chẳng hạn như Newpark số 16C8140)
  • Một vi xử lý ATmega328P-PU với mạch nạp Arduino
  • Một tụ điện 1 µF, 25V (C1)
  • Một tụ điện 100 µF, 25V (C2)
  • Hai tụ điện 22 pF, 50V (C3 & C4)
  • Hai điện trở 560 Ω (R1 & R2)
  • Một điện trở 10 kΩ (R3)
  • Hai LED tự chọn (LED1 & LED2)
  • Một nút nhấn (S1)
  • Một đầu cắm 6 chân
  • Một pin chụp loại PP3
  • Một pin PP3 9V

Một vài bộ phận này có thể mới đối với bạn. Trong các phần sau, chúng tôi sẽ giải thích từng phần và chỉ cho bạn một ví dụ và sơ đồ của mỗi phần.

Bộ điều chỉnh điện áp tuyến tính 7805

Hình 11-1: Bộ điều chỉnh điện áp 7805                                          Hình 11-2: Kí hiệu sơ đồ mạch điện 7805

Một bộ điều chỉnh điện áp tuyến tính bao gồm một mạch đơn giản để chuyển một giá trị điện áp thành một giá trị khác. Bộ điều chỉnh có trong danh sach các chi tiết là loại 7805, có thể chuyển điện áp giữa khoảng 7 đến 30 Vôn, với cường độ dòng điện lên tới 1 A, phù hợp cho việc chạy trên bảng mạch trắng Arduino của chúng ta. Hình 11.1 là một ví dụ về 7805 được gọi là kiểu TO-220, trong đó đề cập đến hình dạng vật lý của nó.

Hình 11-2 là kí hiệu sơ đồ mạch điện cho 7805. Khi bạn nhìn vào mặt được gián nhãn của 7805, chân bên trái là cho điện áp vào, chân ở giữa nối đất GND, và chân bên phải là chân kết nối đầu ra 5V. Tấm kim loại trên cùng được khoan để cho phép nó kết nối với mảnh kim loại lớn hơn được gọi là bộ tản nhiệt. Chúng ta sẽ sử dụng bộ tản nhiệt khi mạch vẽ lên dòng điện tối đa 1A, bởi vì 7805 khi đó trở nên khá nóng. Tấm kim loại cũng sẽ được nối đất. Chúng ta sẽ cần một bộ điều chỉnh 7805 cho ví dụ của chúng ta.

Bộ giao động thạch anh 16MHz

Thường được gọi đơn giản là tinh thể, bộ dao động thạch anh tạo ra một tín hiệu điện với tần số rất chính xác. Trong trường hơp này, tần số dao động là 16MHz. Tinh thể chúng ta sẽ sử dụng được biểu thị như Hình 11-3

                                            

Hình 11-4: Kí hiệu mạch điện của bộ dao động              Hình 11-3: Bộ dao động thạch anh

Các tinh thể không bị phân cực. Sơ đồ mạch điện được biểu thị như hình 11-4.

Tinh thể xác định tốc độ hoạt động của các vi điều khiển. Ví dụ, mạch vi điều khiển chngs ta sẽ lắp chạy với tần số 16MHz, có nghĩa là nó có thể xử lý 16 triệu lệnh mỗi giây. Điều đó không có nghĩa nó có thể thực thi một dòng của một dòng kí họa hoặc một hàm một cách nhanh chóng, vì nó phải mất nhiều quy trình để biên dịch một dòng code.

IC vi xử lý Atmel Atmega328-PU

Hình 11-5: Atmega328P                                                          Hình 11-6: Kí hiệu sơ đồ mạch của vi điều khiển

Một vi điều khiển là một máy tính nhỏ có chứa một bộ xử lý thực thi các lệnh, các loại bộ nhớ khác nhau để giữ dữ liệu và các lệnh từ bản phác thảo của chúng ta, và nhiều cách khác nhau để gửi và nhận dữ liệu. Như đã giải thích trong Chương 2, vi điều khiển là bộ não của bảng mạch Arduino của chúng ta. Một ví dụ về ATmega328P được thể hiện trong hình 11-5. Khi nhìn vào IC trong ảnh, hãy chú ý rằng số pin 1 nằm ở phía dưới bên trái của IC và được đánh dấu bằng một chấm nhỏ.

Kí hiệu sơ đồ mạch của vi xử lý được biểu thị trong Hình 11-6.

Không phải tất cả các bộ vi điều khiển đều chứa bộ khởi động Arduino, phần mềm cho phép nó biên dịch các bản phác thảo được viết cho Arduino. Khi chọn một vi điều khiển để chứa trong một Arduino tự chế, hãy chắc chắn chọn một vi xử lý đã bao gồm bộ nạp khởi động. Chúng thường có sẵn từ các nhà bán lẻ cùng bán mạch Arduino.

Sơ đồ mạch điện

Hình 11-7 mô tả sơ đồ mạch điện.

Hình 11-7: Sơ đồ mạch Arduino

Sơ đồ mạch bao gồm 2 phần. Phần thứ nhất, phía bên trái là cung cấp nguồn, giảm điện áp xuống 5V. Bạn có thể thấy một đèn LED là nguồn sáng khi nguồn được bật. Phần thứ hai, phía bên phải bao gồm: vi xử lý, nút nhấn reset, các chân lập trình, và một LED khác. Đèn LED này được nối với chân Atmega328 được sử dụng như chân 13 của Arduino. Sử dụng sơ đồ mạch để di dây cho Arduino của bạn. Đừng quên chạy dây tới đầu cắm 6 chân (như hình 11-8), được biểu thị bởi 6 đường tròn phía dưới sơ đồ mạch. Chúng ta sẽ sử dụng những kết nối này sau trong chương để tải một bản phác chương trình tới bảng mạch Arduino tự chế của chúng ta.

Mạch điện sẽ được cấp nguồn bằng một pin 9V và nối bằng bộ kết nối chụp, như hình 11-9. Nối đầu dây đỏ của bộ kết nối chụp pin tới điểm cực dương (+) và đầu đen tới điểm cực âm (-) phía bên trái của mạch điện.

Nhận dạng các chân Arduino

Đâu là các chân Arduino trên mạch Arduino tự chế của chúng ta? Tất cả các chân tương tự, số, và các chân có sẵn khác trêm mạch Arduino thông thường cũng có sẵn trên phiên bản mạch Arduino của chúng ta; đơn giản bạn cần phải kết nối trực tiếp tới vi xử lý.

Trên bảng mạch Arduino của chúng ta, R2 và LED2 ở chân tín hiệu số số 13. Bảng 11-1 liệt kê các chân Arduino phía bên trái và nối với các chân Atmega328 phía bên phải.

Để tránh nhầm lẫn, các nhà bán lẻ thường dán nhãn lên trên bộ vi điều khiển, như hình 11-10.

Hình 11-10: Các nhãn chân

Bảng 11-1: Các chân của Atmega328P

Chạy một Sketch thử

Tải một sketch. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách nạp một sketch đơn giản để nháy LED:

// Project 37 – Creating Your Own Breadboard Arduino

void setup()

{

pinMode(13, OUTPUT);

}

void loop()

{

digitalWrite(13, HIGH);

delay(1000);

digitalWrite(13, LOW);

delay(1000);

}

Bạn có thể nạp sketch theo một trong 3 cách sau:

Sử dụng phương pháp hoán đổi Vi điều khiển

Cách rẻ nhất để nạp một sketch là lấy vi điều khiển từ một mạch Arduino đang tồn tại, gắn vi điều khiển từ mạch Arduino tự chế của bạn, nạp sketch, và sau đó hoán đổi vi điều khiển một lần nữa.

Để lấy vi điều khiển ra khỏi mạch Arduino một cách an toàn, sử dụng dụng cụ tháo IC, như trong hình 11-11.

Hình 11-11: Sử dụng một dụng cụ tháo IC để lấy một vi điều khiển

Khi gắn một vi điều khiển vào mạch tự chế của bạn hay vào mạch Arduino của bạn, bạn có thể phải bẻ cong các chân một ít để làm chúng vuông góc với thân của vi điều khiển do đó chúng có thể trượt một cách dễ dàng. Để làm điều này, đặt một bên của chi tiết dựa vào một mặt phẳng và nhẹ nhàng đẩy xuống; sau đó lặp lại ở mặt khác, như hình 11-12.

Khi lấy vi điều khiển, hãy chắc chắn kéo cả hai đầu ra đồng đều và từ từ cùng một lúc, và tương đối mất thời gian! Việc lấy chi tiết có thể khó, nhưng cuối cùng thì vi điều khiển cũng ra khỏi mạch.

                                           

Hình 11-12: Uốn các chân của vi điều khiển              Hình 11-13: Hướng đúng của vi điều khiển trong Arduino

Cuối cùng, khi bạn trả lại vi điều khiển gốc trở về mạch Arduino của bạn, nhớ rằng kết thúc với dấu nửa tròn trên vi điều khiển nên ở phía bên phải, như trong hình 11-13

Kết nối với một mạch Arduino đang có

Chúng ta có thể sử dụng giao tiếp USB của một Arduino Uno để nạp các sketch tới vi điều khiển trong mạch Arduino tự chế của chúng ta. Sử dụng phương pháp này làm giảm hao mòn trên ổ cắm Arduino và tiết kiệm tiền của bạn, bởi vì bạn sẽ không cần phải mua cáp lập trình USB riêng.

Sau đây là làm thế nào để nạp một sketch tới vi điều khiển sử dụng giao tiếp USB:

  1. Lấy vi điều khiển ra khỏi Arduino Uno của bạn, và rút cáp USB.
  2. Lấy nguồn (nếu đã nối) ra khỏi mạch Arduino tự chế.
  3. Kết nối một dây từ chân digital số 0 của Arduino tới chân 2 trên bảng mạch của Atmega328P, và kết nối một chân khác từ chân digital số 1 của Arduino tới chân số 3 của Atmega328P.
  4. Kết nối chân 5V và chân GND từ Uno tớicác vùng phù hợp trên bảng mạch của bạn.
  5. Kết nối một dây từ chân RST của Arduino tới chân số 1 của Atmega328P.
  6. Cắm cáp USB vào mạch Arduio.

Tại thời điểm này, hệ thống sẽ hoạt động như thể nó là một Arduino Uno bình thường, do vậy bản có thể nạp các sketch vào vi điều khiển của bảng mạch tự chế một cách bình thường và sử dụng Serial monitor[1] nếu cần.

Sử dụng cáp lập trình FTDI

Phaong pháp cuối cùng là dễ nhất, nhưng yêu cầu bạn phải mua một cáp lập trình USB, được gọi là cáp FTDI (đơn giản baoir vì mạch giao tiếp USB bên trong được sản xuất bởi công ty có tên gọi là FTDI). Khi mua một cáp FTDI, hãy chắc chắn nó là loại 5V, vì loại 3.3V sẽ không thể làm việc được một cách chính xác. Cáp này (thể hiện trong hình 11-14) có một đầu cắm USB và một lỗ cắm với 6 dây ở đầu kia. Đầu USB của cáp chứa mạch điện tương đương với giao thức USB trên một bo mạch Arduino Uno. Lỗ cắm 6 dây kết nối với các chân như trong hình 11-7 và 11-8.

Hình 11-14: Cáp FTDI

Khi bạn đang kết nối cáp, hãy đảm bảo rằng mặt của lỗ cắm với dây đen nối với chân GND trên các đầu cắm của bảng mạch tự chế của bạn. Một khi cáp được kết nối, nó cũng cung cấp nguồn tới mạch điện, giống như một bo mạch Arduino.

Trước khi nạp sketch của bạn hoặc sử dụng serial monitor, thay đổi loại bo mạch thành Arduino Duemilanove hoặc Nano w/Atmega328 bằng cách chọn vào Tool > Board và sau đó chọn đúng vi điều khiển (Hình 11-15).

Hình 11-15: Thay đổi loại bo mạch trong IDE

Khi bạn đã chọn phương thức nạp lên, hãy thử nghiệm bằng cách nạp sketch Project 37. Bây giờ bạn sẽ có thể thiết kế các mạch phức tạp hơn bằng cách sử dụng chỉ một bảng mạch khung, điều này sẽ cho phép bạn tạo nhiều dự án hơn với ít tiền hơn. Bạn thậm chí có thể xây dựng các dự án lâu dài hơn từ đầu nếu bạn học cách tạo bảng mạch in của riêng bạn.

Một số bo mạch Arduino

Mặc dù chúng ta dã làm việc duy nhất bo mạch Arduino Uno trong suốt cuốn sách, tuy nhiên bạn có thể chọn một số bo mạch khác thay thế. Chúng khác nhau vè kích thước vật lý, số chân vào và chân ra, không gian bộ nhớ cho các sketch và giá thành.

Một trong những điểm khác biệt chủ yếu giữa các bo mạch là vi điều khiển được sử dụng. Các bo mạch hiện tại thường sử dụng vi điều khiển Atmega328 hoặc Atmega2560, và Arduino Due sử dụng một vi điều khiển khác, phiên bản mạnh hơn. Điểm khác biệt chính giữa 2 phiên bản (bao gồm cả các phiên bản của Atmega328) được tóm tắt trong bảng 11-2.

Bảng 11-2: Bảng so sánh vi điều khiển

Các thông số chính được sử dụng dể so sánh các bo mạch tương thích khác nhau là các loại bộ nhớ và số lượng mỗi loại. Có 3 loại bộ nhớ sau:

  • Bộ nhớ flash: Không gian lưu trữ chương trình sau khi được biên dịch và tải vào arduino bằng trình biên dịch
  • EEPROM (Bộ nhớ chỉ đọc có thể lập trình được) là một không gian nhỏ để lưu trữ các biến byte, sẽ mô tả rõ hơn trong chương 16
  • SRAM: Không gian lưu trữ các biến từ chương trình

Ghi chú: Rất nhiều bộ kit Arduino bao gồm cả Uno, và các bộ kit khác được mô tả dưới đây chỉ là phần nhìn thấy được của tảng băng. Khi bạn dự tính thực hiện một dự án lớn hay phức tạp, đừng ngại sử dụng những mạch Mega mạnh mẽ hơn. Nhưng nếu bạn chỉ cần một vài cổng I/O cho một dự án dài hơi hơn, hãy cân nhắc dùng Nano hay thậm chí là LilyPad.

Bây giờ, hãy khám phá thêm về các mạch có sẵn nhé!

Arduino Uno

Mạch Uno hiện tại được coi như là một bo mạch Arduino tiêu chuẩn. Tất cả các bo mạch Arduino được sản xuất ra đều được so sánh với mạch Uno này. Nó cũng được coi là bo mạch Arduino dễ sử dụng nhất bởi giao thức USB được tích hợp sẵn và con chíp có thể thay thế được.

Freetronics Eleven

Rất nhiều bo mạch trên thị trường đều phần nào ganh đua về chức năng với Arduino Uno, và một số khác còn được cải tiến hơn về mặt tiêu chuẩn thiết kế. Một trong số đó là Freetronics Eleven, trong hình 11-16 dưới đây.

Hình 11-16: Bo mạch Freetronics Eleven

Mặc dù Eleven hoàn toàn có thể so sánh được với Arduino Uno, nhưng nó còn thể hiện được ở một vài cải tiến khác để khiến Freetronics Eleven trở thành một sản phẩm đáng giá. Đầu tiên đó là vùng tạo mẫu lớn chỉ ngay bên dưới các chân I/O. Khu vực này cho phép bạn xây dựng bo mạch riêng của mình ngay trên bo mạch chính, cho nên sẽ tiết kiệm được không gian và tiền bạc, bởi bạn sẽ không cần phải chi thêm tiền để tạo thêm một bo mạch tách biệt khác.

Cải tiến thứ 2 đó là chức năng phát/thu tín hiệu (TX/RX), công suất, Led chân 13 đều được đặt ở phía bên phải của mạch, vị trí này cho phép chúng trở nên dễ nhìn hơn khi bo mạch được gắn vào đâu đó. Cuối cùng là cổng cắm micro-USB, kích thước nhỏ hơn nhiều so với cổng USB tiêu chuẩn trên Uno. Điểm này khiến cho việc thiết kế bo mạch của bạn trở nên đơn giản hơn nhiều, không cần phải lo lắng về kết nối USB. Freetronics Eleven có bán tại https://www.freetronics.com.au/products/eleven

Mạch Freeduino

Mạch Freeduino được tạo ra từ một dự án mã nguồn mở mà ở đó mô tả và cung cấp miến phí các thông tin cho mọi người có thể tự xây dựng một mạch Arduino của chính họ. Một trong những thiết kế nổi bật là bộ kit Duemilanove, như hình 11-17 dưới đây

Hình 11-17: Bo mạch Duemilanove Freeduino hoàn chỉnh

Bạn có thể dùng bo mạch Freeduino để chạy tất cả các dự án trong quyển sách này. Hai trong số các lợi ích lớn nhất khi dùng Freeduino là nó rẻ và bản thân nó là một bo mạch có thể lắp ráp được thủ công. Bộ kit Freeduino được bán tại: http://www.seeedstudio.com

Bo mạch Boarduino

Bo mạch Boarduino là một bo mạch đơn giản nhất trong số các thiết kế Arduino, dùng cho các mạch không dùng hàn thiếc. Các linh kiện đi kèm trong một bộ và cần được hàn lại với nhau. Phiên bản hoàn chỉnh được thể hiện trong hình 11-18

Hình 11-18: Bo mạch Boarduino hoàn chỉnh

Bo mạch Boarduino được bán tại http://www.adafruit.com . Nó cung cấp tất cả các chức năng giống như bộ kit Freeduino nhưng đòi hỏi nguồn vào tách riêng khi cần dòng điện lớn hơn 500mA.

Bo mạch Arduino Nano

Khi bạn cần một bo mạch tương thích với Arduino nhưng nhỏ gọn và có thể lắp ráp được, Arduino Nano chính là câu trả lời thỏa đáng. Được thiết kế để hoạt động trong bo mạch không hàn thiếc, Arduino Nano (hình 11-19) nhỏ bé nhưng vẫn là một Arduino mạnh mẽ.

Hình 11-19: Bo mạch Arduino Nano

Bo mạch Arduino Nano chỉ có kích thước 1.7×4.3cm, nhưng vẫn cung cấp đầy đủ chức năng như bo mạch Boarduino hay Freeduino. Hơn thế nữa, nó sử dụng chip dán Atmega328P, cho nên sẽ có thêm 2 chân đầu vào analog (A6 và A7). Arduino Nano được bán tại: http://www.gravitech.us/arna30wiatp.html

Bo mạch Arduino LilyPad

LilyPad được thiết kế để tích hợp được trong những dự án sáng tạo, chẳng hạn như các thiết bị có thể đeo được. Thực tế, bạn hoàn toàn có thể rửa LilyPad bằng nước và chất tẩy rửa nhẹ, cho nên nó khá là lý tưởng nếu bạn muốn làm chiếc áo phông của mình sáng lên. Arduino LilyPad được thể hiện trong hình 11-20

Hình 11-20: Bo mạch Arduino LilyPad

Các chân I/O trên LilyPad cần được hàn dây với mạch điện, vậy nên nó khá là phù hợp cho những dự án lâu dài. Như là một phần của tính năng thiết kế tối giản, nó không có một mức điện áp quy định, vậy nên bạn có thể cung cấp cho LilyPad nguồn vào khoảng 2.7V đến 5.5V. LilyPad cũng thiếu giao tiếp USB, vậy nên cáp 5V FTDI được yêu cầu để cho phép nạp chương trình vào. Bạn có thể mua LilyPad từ bất kỳ một nhà bán lẻ Arduino nào đó.

Bo mạch Arduino Mega 2560

Khi bạn dùng hết các chân I/O trên Arduino Uno hay cần nhiều không gian hơn cho chương trình lớn hơn, hãy cân nhắc dùng Mega 2560. Về ngoại hình thì nó lớn hơn hẳn bo mạch Arduino thông thường, kích thước 10.9×5.3cm

Hình 11-21: Bo mạch Arduino Mega 2560

Mặc dù mạch Mega 2560 lớn hơn nhiều so với Uno, bạn vẫn có thể sử dụng các bo mạch Arduino khác, kích thước Mega này dùng cho những dự án lớn mà mạch Uno không thể chứa được. Bởi mạch Mega 2560 sử dụng vi xử lý Atmega2560, không gian bộ nhớ cũng như chức năng của các chân I/O mạnh mẽ hơn nhiều so với tính năng của mạch Uno (xem bảng 11-2). Thêm vào đó, 4 đường giao tiếp Serial riêng biệt tăng cường khả năng truyền tải dữ liệu của nó. Bạn có thể sở hữu bo mạch Mega 2560 từ hầu hết các nhà bán lẻ Arduino.

Bo mạch Freetronics EtherMega

Hình 11-22: Bo mạch Freetronics EtherMega

Khi bạn cần một bộ kit Arduino Mega 2560, khe cắm thẻ microSD, và chức năng Ethernet để kết nối Internet, lựa chọn tốt nhất mà bạn có đó là EtherMega (hình 11-22), bởi nó có tất cả các chức năng trên bo mạch và rẻ hơn so với việc mua từng linh kiện riêng lẻ. Bo mạch EtherMega có bán tại http://www.fretronics.com/ethermega

Bo mạch Arduino Due

Với bộ vi xử lý 84 MHz, cho phép chạy chương trình một cách nhanh đáng kể, đây cũng là bo mạch Arduino mạnh mẽ nhất được bán ra cho đến hiện tại. Như trong hình 11-23, bo mạch này khá là tương đồng so với bo mạch Arduino Mega 2560, nhưng có thêm một cổng USB cho các thiết bị ngoại vi khác và các nhãn đánh dấu chân cũng khác.

Hình 11-23: Bo mạch Arduino Due

Hơn thế nữa, bo mạch Arduino Due có bộ nhớ lớn hơn 16 lần so với mạch Uno, vậy nên bạn có thể tạo ra chương trình cực kỳ phức tạp và kỳ công với nó. Tuy nhiên, bo mạch Due này chỉ hoạt động với điện áp 3.3V, vậy nên bất cứ mạch hay thiết bị nào kết nối với nó không nên có điện áp lớn hơn 3.3V. Ngoài những mặt hạn chế trên, lợi ích khi sử dụng Due là hoàn toàn xứng đáng được cân nhắc.

Ghi chú: Khi có ý định mua một bo mạch Arduino mới, hãy chắc chắn rằng nhà bán lẻ mà bạn mua phải cung cấp hỗ trợ cũng như bảo hành. Mặc dù trên Internet tràn ngập những sản phẩm rẻ khác, chúng có thể được sản xuất một cách cẩu thả để có giá thấp như vậy, và bạn sẽ không thể được bù đắp phần nào nếu như được bán một sản phẩm lỗi. Vậy nên, hãy cẩn thận!

Phần cứng mã nguồn mở

Thiết kế phần cứng của Arduino được công khai, cho nên bất kỳ ai đều có thể sản xuất, chỉnh sửa, phân phối và sử dụng chúng miễn là họ thấy phù hợp. Loại hình phân phối đó được cho phép bởi tính chất mã nguồn mở của phần cứng – một động thái của phản đối chính sách bản quyền và bảo hộ hợp pháp với các sản phẩm trí tuệ. Đội ngũ Arduino đã quyết định cho phép thiết kế này miễn phí vì lợi ích của cộng đồng phát triển lớn mạnh và vì lợi ích chung lâu dài.

Cùng với tinh thần mã nguồn mở của phần cứng này, rất nhiều tổ chức khác cũng sản xuất và tinh chỉnh bo mạch Arduino gốc và công khai các thiết kế của họ với cùng một giấp phép. Điều này cho phép đẩy nhanh quá trình nâng cấp sản phẩm hơn là để cho một đơn vị chịu trách nhiệm phát triển sản phẩm một mình.

Tiếp theo

Chương vừa rồi đã cho bạn một cái nhìn rộng hơn về các loại phần cứng có sẵn, bao gồm mạch Arduino mà bạn có thể tự xây dựng cho riêng mình. Bạn đã thấy các thành phần cấu thành nên thiết kế Arduino, và cách tự xây dựng một mạch Arduino bằng bảng mạch cắm dây. Bạn giờ đã biết cách tạo ra nhiều hơn một mạch Arduino nguyên mẫu mà không phải mua thêm nhiều bảng mạch khác. Bạn cũng đã biết các mạch Arduino hiện có trên thị trường, và bạn nên chọn cho mình một mạch Arduino phù hợp với nhu cầu nhất. Và cuối cùng, bạn cũng có một cái nhìn về bản chất của việc mở nguồn thiết kế mạch Arduino.

Trong chương tới, bạn sẽ học về các loại động cơ và bắt đầu xây dựng một chiếc xe tăng có động cơ điều khiển bởi Arduino.

Sản phẩm được quan tâm

Nhận bài viết mới

Các bài viết chia sẻ đến cộng đồng rất chât lượng, mang lại rất nhiều kiến thức mới. Đừng bỏ lỡ bất kỳ bài viết nào của chung tối, hãy đăng ký để nhận bài viết mới qua Mail của bạn

Đăng ký để không bỏ lỡ bài viết nào!

Fields marked with an * are required

Danh mục




More from our blog

See all posts
No Comments
 

Leave a Comment